Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2022-2023, ngày 28/03/2023, Khoa Sinh - KTNN tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Triển khai nghiên cứu và giảng dạy Sinh học trong điều kiện hiện nay”.
Nội dung của buổi Hội thảo tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học và giảng dạy Sinh học trong bối cảnh hiện nay nhằm phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời phát huy được năng lực của người học. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Tham dự Hội thảo gồm toàn thể viên chức Khoa Sinh - KTNN và các đại biểu, khách mời.
Mở đầu Hội thảo là phần phát biểu của PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Trưởng Khoa Sinh - KTNN. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được triển khai mạnh mẽ trong các nhà trường phổ thông, với cương vị là giảng viên (GgV) đại học các thầy cô sẽ đổi mới, vận dụng các kỹ thuật hiện đại kết hợp công nghệ thông tin vào trong môn học mà mình phụ trách như thế nào để giúp cho sinh viên (SV) ngoài việc nắm được kiến thức còn học hỏi và vận dụng vào thực tế. Đây là cơ hội cũng là thách thức với giảng viên chúng ta, dạy học gắn với phổ thông, dạy học gắn với thực tế để giúp người học thuần thục nghề ngay khi ra trường.
Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết có chất lượng của các nhà khoa học, thầy cô trong khoa và khách mời tham dự trong đó có 5 báo cáo tiêu biểu được trình bày tại hội thảo.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đính, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược (LHĐN) là mô hình dạy học hiện đại rất phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay, đặc biệt là đào tạo trình độ đại học cho SV. Để áp dụng thành công mô hình LHĐN, mỗi GgV cần xây dựng Kế hoạch bài giảng E-learning, năng lực và kỹ năng sử dụng CNTT hiệu quả, đặc biệt là xây dựng các hoạt động cho SV trong khâu hình thành kiến thức mới, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thường xuyên theo chuẩn đầu ra (CĐR).
Tham luận của TS. Trần Thái Toàn (Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh), Sinh học và môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là những môn học thực nghiệm, có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn đời sống, liên quan đến khoa học, công nghệ, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường,... đòi hỏi người GV Sinh học và KHTN không chỉ có năng lực lý thuyết, mà cần có năng lực thực hành, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV dạy môn Sinh học (cấp THPT) và môn KHTN (cấp THCS) cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một số kĩ năng, phát triển năng lực sư phạm đáp ứng cho việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của HS.
Tiếp theo là 3 báo cáo tham luận của các nhóm tác giả Phan Thị Thu Hiền, nhóm La Việt Hồng và CS, và nhóm Nguyễn Thị Diệu Linh và CS, với chủ đề những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng một số phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng trực tuyến cả phần lý thuyết và thực hành nhằm giúp cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần tạo ra xa hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời.
Buổi hội thảo diễn ra sôi nổi với các ý kiến trao đổi thảo luận của các thành viên tham gia, nhằm hướng tới một mục đích nâng cao chất lượng bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy cho phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện nay.
Một số hình ảnh của buổi hội thảo:
Bài, ảnh: Ban truyền thông bộ môn Thực vật, Khoa Sinh - KTNN
Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế nhằm mục đích giúp cho người học có những bước trải nghiệm, cọ sát để
02/04/2024