Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0978669773
khoasinhhoc@hpu2.edu.vn

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng là một trong những thế mạnh của Khoa Sinh - KTNN. Ở hầu hết các thời kỳ phát triển, Khoa luôn có đội ngũ các nhà khoa học say mê, tâm huyết, dồi dào năng lực trong NCKH và tổ chức NCKH.

Trong 5 năm trở lại đây, các Giảng viên (GV) của Khoa tham gia thực hiện Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành Sư phạm Sinh học đã chủ trì thực hiện 02 đề tài cấp Nhà nước; 03 đề tài Nafosted; 6 đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh; 21 đề tài cấp cơ sở (chưa kể các đề tài cấp Nhà nước, Nafosted do các đơn vị bên ngoài chủ trì); thực hiện chuyển giao công nghệ 3 dự án và dự án sản xuất thử cấp Bộ; công bố hơn 30 bài báo quốc tế ISI/Scopus và 26 bài tạp chí quốc tế khác), 213 bài tạp chí trong nước. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để biên soạn 4 sách chuyên khảo, giáo trình và 5 tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, 1 chuyên đề; tổ chức 9  hội thảo cùng nhiều seminar chia sẻ sáng kiến về ứng dụng kết quả nghiên cứu trong dạy học và thực hiện hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó, một số giảng viên còn làm chủ biên, tác giả sách giáo khoa phổ thông, tham gia viết Thực vật chí Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam…

Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nâng cao tính ứng dụng, tập thể cán bộ giảng viên trong Khoa Sinh - KTNN đã xác định hướng nghiên cứu mũi nhọn của các Bộ môn trong Khoa trong thời gian tới là:

- Nghiên cứu kỹ thuật thủy canh và ứng dụng; nhân nuôi và sử dụng thiên địch; các biện pháp bảo vệ thực vật; nghiên cứu khoa học giáo dục của bộ môn CNNN - Phương pháp dạy học sinh học.

- Nghiên cứu ứng dụng hóa sinh học nghiên cứu tách chiết các dược chất phục vụ đời sống. Nhân giống, sản xuất giống hoa, cây ăn quả, cây lâm nghiệp bằng công nghệ tế bào. Đánh giá khả năng chống chịu stress của cây trồng bằng phương pháp in silico và thực nghiệm. Nghiên cứu phân loại thực vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần vào phát triển bền vững… của Bộ môn Thực vật.

- Nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học nhóm côn trùng nước; phân loại học Phù du, phân loại học cá. Ứng dụng kỹ thuật sinh y dược học (vật liệu mới, vật liệu nano sinh học, vật liệu đa chức năng,…) để thiết kế chế tạo các hệ vận tải thông minh dùng cho phân phối thuốc và hoạt chất chức năng trong cơ thể. Nghiên cứu về sàng lọc thuốc, hợp chất tự nhiên, tổng hợp chất chống loãng xương của Bộ môn Động vật.

- Nghiên cứu ứng dụng di truyền học, công nghệ sinh học vào chuyển gen, nuôi cấy mô, lưu giữ hệ gen; nghiên cứu hệ thống tiến hoá, phát sinh chủng loại ở thực vật bằng sinh học phân tử của Bộ môn DT - CNSH.

Về cơ sở vật chất, Khoa Sinh - KTNN hiện có 16 phòng thí nghiệm đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị thí nghiệm hiện đại nhất hiện nay đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giúp cho giảng viên và sinh viên đồng thời thực hiện tốt cả 2 nhiệm vụ giảng dạy - học tập và nghiên cứu khoa học.

 

 



Tags:


Bài viết khác

Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh viên khoa Sinh học”

Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học trong sinh viên khoa Sinh học”

08h00 ngày 24/9/2024, với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên, Khoa Sinh học,

27/09/2024

Hội thảo khoa học sinh viên

Hội thảo khoa học sinh viên

Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế nhằm mục đích giúp cho người học có những bước trải nghiệm, cọ sát để

02/04/2024

0978669773