Ngày 04 tháng 7 năm 2020, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ IV về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Sinh học: GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa Trưởng khoa Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, GS.TS. Phạm Xuân Hội - Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, GS.TS. Đinh Quang Báo - Trường ĐHSP Hà Nội... cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý từ các cơ sở nghiên cứu, giáo dục, đào tạo trên cả nước.
Toàn cảnh Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ IV về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam
Về phía Trường ĐHSP Hà Nội 2 có: PGS. TS. Phùng Gia Thế - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; Các thầy cô lãnh đạo các đơn vị; Giảng viên Khoa Sinh-KTNN và đông đảo sinh viên trong trường.
TS. Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 nồng nhiệt chào đón các quý vị đại biểu, các nhà khoa học đã đến tham dự Hội nghị và khẳng định: Hội nghị Khoa học Quốc gia về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam là diễn đàn khoa học có uy tín, chất lượng để các nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà quản lý trong lĩnh vực Sinh học trao đổi, thảo luận, xây dựng các hướng nghiên cứu và giảng dạy phù hợp với bối cảnh mới. Góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và giảng dạy Sinh học ở các trình độ đào tạo khác nhau trong nhà trường khi chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào triển khai, chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực và phẩm chất, là tiền đề cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực của Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong việc tổ chức Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ IV về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất với Hội Những người giảng dạy Sinh học Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, tích cực tham gia vào chương trình đổi mới giáo dục và giảng dạy Sinh học trong nhà trường phổ thông và đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, giúp học sinh đạt kết quả cao trong việc lựa chọn và học tập ở các trường có ngành đào tạo yêu cầu kiến thức môn Sinh học.
Thứ hai, tích cực góp phần đưa Olympic Sinh học Sinh viên Việt Nam trở thành hoạt động thường niên của sinh viên các trường thuộc khối KH&CN, Y-Dược, Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Tài nguyên & Môi trường, khuyến khích việc sinh viên yêu thích học Sinh học, đào tạo tài năng kế cận cho nghiên cứu và giảng dạy Sinh học của nước ta.
Thứ ba, phát huy mọi tiềm lực và khả năng, noi theo các tấm gương nghiên cứu khoa học xuất sắc, khắc phục trở ngại tìm tòi nội dung, đề tài nghiên cứu, phấn đấu từng bước thực hiện hóa mục tiêu xây dựng nền đại học nghiên cứu. Trong các lần hội nghị khoa học toàn quốc, nên mời các giảng viên nghiên cứu vừa được công nhận đạt chuẩn giáo sư báo cáo tổng quan công trình khoa học của họ nhằm gợi mở cho thế hệ tiếp theo cách thức tổ chức, vượt khó để nghiên cứu và cách thức gạn lọc chắt chiu kết quả nghiên cứu cho các công bố khoa học chất lượng cao.
Thứ tư, tái xuất bản Tờ “Thông tin Sinh học ngày nay” với mục tiêu đưa tờ tin trở thành công cụ bồi dưỡng trao đổi thông tin các kỳ thi Sinh học quốc gia và quốc tế cho thầy trò các hàng nghìn trường phổ thông và đại học.
PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Đính - Trưởng khoa Sinh-KTNN trình bày báo cáo đề dẫn
Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, PGS,TS,NGƯT Nguyễn Văn Đính - Trưởng khoa Sinh-KTNN cho biết: Hội nghị Khoa học Quốc gia về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam lần thứ IV được tổ chức tại Trường ĐHSP Hà Nội 2, qui tụ được 179 công trình khoa học, sau khi phản biện có 151 công trình có chất lượng được đăng trong kỉ yếu với mã số ISSN: 978-604-9955-23-5 gồm: 66 công trình khoa học thuộc nhóm “Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học”; 48 công trình khoa học thuộc nhóm “Sinh học ứng dụng phục vụ đời sống và phát triển xã hội”; 37 công trình thuộc nhóm “Khoa học giáo dục và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam”. Các nghiên cứu tâm huyết và công phu đã cho thấy sự phong phú và đa dạng trong các góc độ tiếp cận việc giảng dạy Sinh học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
TS. Bùi Kiên Cường - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2 trao quà lưu niệm cho các nhà tài trợ và các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị
Dưới sự chủ trì của PGS.TS. NGƯT Nguyễn Văn Đính - Trưởng Khoa Sinh-KTNN - Trường ĐHSP Hà Nội 2; GS.TS. Lê Trần Bình - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam; GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS. Phạm Xuân Hội - Viện trưởng Viện Di truyền, tại phiên toàn thể các đại biểu được nghe các tham luận: Những hạn chế và khó khăn trong giảng dạy và nghiên cứu Sinh học ở Việt Nam - Báo cáo viên, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội); Nghiên cứu tài nguyên sinh vật biển Việt Nam - Những kết quả nổi bật và một số định hướng tương lai - Báo cáo viên, PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn (Viện Hải dương học); Giải mã bộ gen người - Thành tựu và triển vọng cho Việt Nam - Báo cáo viên, GS.TS. Nông Văn Hải (Viện Nghiên cứu hệ gen); Chọn giống tiên tiến và công nghệ chỉnh sửa hệ gen trong chọn tạo giống cây trồng - Báo cáo viên, GS.TS Phạm Xuân Hội (Viện Di truyền Nông nghiệp); Đổi mới dạy học đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Sinh học - Báo cáo viên, PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn và PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).
GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội báo tại phiên toàn thể
GS.TS. Phạm Xuân Hội - Viện trưởng Viện Di truyền Nông Nghiệp báo cáo tại phiên toàn thể
Sau phiên toàn thể, Hội nghị chia làm ba tiểu ban để tiếp tục làm việc. Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam đã tập trung phân tích, thảo luận về các vấn đề trọng tâm như: Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Sinh học ứng dụng phục vụ đời sống và phát triển xã hội, Khoa học giáo dục và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Kết quả của Hội nghị sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong nghiên cứu và giảng dạy học môn Sinh học tại Việt Nam, đặc biệt là việc triển khai dạy học theo chương trình mới.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Hội nghị khoa học Quốc gia lần thứ IV về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam được tổ chức tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 không chỉ thu hút được nhiều nhà nghiên cứu khoa học mà còn được đồng hành bởi các đơn vị phối hợp, các trường Đại học trên khắp cả nước: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, ĐHSP - ĐH Huế, Đại học Quy Nhơn, ĐHSP - ĐH Đà Nẵng, ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hùng Vương, Hội Các ngành Sinh học Việt Nam. Ban Tổ chức còn nhận được sự giúp đỡ từ các nhà tài trợ: Công ty Yến sào - Khánh Hòa; Hiệp Hội Macca Việt Nam; Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Kỹ Thuật Đức Minh; Công ty trách nhiệm BCE Việt Nam; Hội động vật Frankfurt (CHLB Đức) tại Việt Nam.
Phòng CTCT-HSSV
Trường ĐHSP Hà Nội 2
08h00 ngày 24/9/2024, với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên, Khoa Sinh học,
27/09/2024
Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tế nhằm mục đích giúp cho người học có những bước trải nghiệm, cọ sát để
02/04/2024