Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0978669773
khoasinhktnn@hpu2.edu.vn

3 định hướng dạy học tích hợp trong Chương trình mới

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Trưởng khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 chia sẻ về việc dạy học tích hợp trong Chương trình mới.

Hội thảo “Sử dụng sách giáo khoa mới lớp 7, lớp 10 đáp ứng chương trình GDPT 2018 môn Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Sinh học do khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức.

Theo PGS Nguyễn Xuân Thành, Chương trình GDPT 2018 thực hiện dạy học tích hợp theo 3 định hướng.

Một là tích hợp nội môn: Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau trong cùng môn học, yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng.

Hai là tích hợp liên môn: Tích hợp kiến thức các môn học, khoa học có liên quan. Ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với kiến thức liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng môn học tích hợp.

Ba là tích hợp xuyên môn: Tích hợp một số chủ đề quan trọng vào nội dung chương trình nhiều môn học; ví dụ, các chủ đề về chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, giáo dục giới tính, tài chính…

Các môn học trong Chương trình GDPT 2018 thể hiện sự tích hợp gồm: Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lí (từ lớp 4 đến 9); Khoa học (ở lớp 4, 5); Khoa học tự nhiên (ở lớp 6, 7, 8, 9);…

Trong đó, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên là các môn học thể hiện rõ nhất tinh thần “tích hợp” trong Chương trình GDPT 2018.

PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: Chương trình môn Khoa học tự nhiên được thiết kế thành 4 mạch chủ đề chung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời.

Mỗi chủ đề vận dụng kiến thức một ngành khoa học (Hoá học, Sinh học…) tạo điều kiện cho giáo viên vốn đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Cùng đó, chương trình có một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như biến đổi khí hậu, giáo dục sức khoẻ, STEM, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... cần sự phối hợp giữa giáo viên đào tạo ở các ngành khác nhau để dạy học.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lí gồm hai phân môn Lịch sử, Địa lí. Nội dung mỗi phân môn vừa bảo đảm tính độc lập tương đối, vừa góp phần soi sáng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên vốn đào tạo đơn môn ở trường sư phạm có thể thực hiện chương trình.

Chương trình còn tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu một số chủ đề đòi hỏi tính tích hợp cao như: Các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị - Lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. Để dạy học chủ đề có tính tích hợp cao, đòi hỏi sự phối hợp giữa giáo viên đào tạo ở các ngành khác nhau.

Với phương thức, mức độ tích hợp chương trình môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, PGS Nguyễn Xuân Thành lưu ý các tổ chuyên môn có thể phân công giáo viên dạy mạch chủ đề phù hợp chuyên môn được đào tạo ở trường sư phạm, trên cơ sở bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên trong dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đây là giải pháp mà các nước phát triển như Anh, Mỹ… vẫn thực hiện.

Hải Bình



Tags:


Bài viết khác

Học ngành Công nghệ sinh học ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, sinh viên có ưu thế gì?

Học ngành Công nghệ sinh học ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, sinh viên có ưu thế gì?

GDVN - Công nghệ sinh học được xem là cánh tay đắc lực trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, sức khỏe, khoa

04/09/2024

Địa phương cần giáo viên dạy tích hợp đào tạo bài bản

Địa phương cần giáo viên dạy tích hợp đào tạo bài bản

Cử nhân Sư phạm Khoa học tự nhiên là ngành học mới đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thí sinh

04/09/2024

Dạy học tích hợp: Nỗ lực từ giáo viên đơn môn

Dạy học tích hợp: Nỗ lực từ giáo viên đơn môn

GD&TĐ - Chuyên gia nêu giải pháp trong triển khai dạy học tích hợp, đặc biệt các môn học mới ở Chương

04/09/2024

STEM trong trường học: Giải pháp lâu dài cần hướng đến trong đào tạo giáo viên

STEM trong trường học: Giải pháp lâu dài cần hướng đến trong đào tạo giáo viên

GD&TĐ - Tại Việt Nam giáo dục STEM trong giai đoạn đầu, vừa triển khai vừa học hỏi, rút kinh nghiệm.

04/09/2024

Hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM

Hiểu lầm thường gặp về giáo dục STEM

GD&TĐ - Đưa giáo dục STEM vào trường học phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, mang lại nhiều ý

01/09/2024

CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỊNH HƯỚNG  NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Trong nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn

22/04/2024

0978669773