Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0978669773
khoasinhhoc@hpu2.edu.vn

BỘ MÔN THỰC VẬT HỌC

1. Trưởng bộ môn

TS. GVC. Trần Thị Phương Liên

Email: tranthiphuonglien@hpu2.edu.vn

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Thực vật học là một trong những bộ môn đầu tiên của khoa Sinh học, được thành lập năm 1977. Trải qua một chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, bộ môn đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào và từng bước khẳng định uy tín.

Hiện nay, bộ môn tham gia công tác đào tạo các chương trình đại học với các ngành: Sư phạm Sinh học, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Công nghệ sinh học; thạc sĩ với các ngành: Sinh học thực nghiệm, Sinh thái học; tiến sĩ với ngành: Sinh lý học thực vật.

3. Tổ trưởng và trưởng bộ môn qua các thời kỳ

Thầy giáo Kiều Văn Nguyên, Tổ trưởng tổ Thực vật 1980 - 1988

PGS. TS. GVCC. Nguyễn Văn Mã, Tổ trưởng tổ Thực vật 1988 - 1995

ThS. Nguyễn Khắc Thanh, Tổ trưởng tổ Thực vật 1995 - 2007

TS. GVC. Hà Minh Tâm, Tổ trưởng tổ Thực vật - Vi sinh 2007-2018

TS. GVC. La Việt Hồng, Trưởng bộ môn Thực vật 2018-2022

TS. GVC. Trần Thị Phương Liên Trưởng bộ môn Thực vật từ 2022 đến nay.

4. Các viên chức và người lao động của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác

TS. Phạm Văn Năng (Trưởng khoa nhiệm kỳ 1987 – 1997, đã mất)

PGS. TS. GVCC. Nguyễn Văn Mã (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội 2, nguyên Phó trưởng khoa Sinh - KTNN 1991-1995, đã nghỉ hưu)

PGS. TS. GVCC. Đinh Thị Kim Nhung (nguyên Trưởng khoa, nguyên Bí thư chi bộ, đã nghỉ hưu)

TS. Trương Văn Châu (đã chuyển công tác)

TS. GVC. Điêu Thị Mai Hoa (nguyên Phó Trưởng khoa Sinh - KTNN, hiện công tác tại Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội)

TS. Nguyễn Chí Tâm (nguyên giảng viên bộ môn Thực vật, hiện chuyển công tác ra nước ngoài)

Cô Đào Thị Hằng (nguyên là giáo vụ khoa, đã nghỉ hưu)

Cô Nguyễn Thị Hồng Thuỷ (nhân viên phòng thí nghiệm Thực vật, đã mất)

Cô Trần Thị Linh (nhân viên phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật, đã nghỉ hưu)

ThS. Nguyễn Thị Thuỳ Vân (hiện là giảng viên Học viện Cảnh sát Nhân dân)

ThS. Phí Thị Bích Ngọc (chuyển công tác)

ThS. Phạm Thị Bích Hà (hiện đang công tác tại khoa Tiếng Trung Quốc, Trường ĐHSP Hà Nội 2)

ThS. Dương Thị Thanh Thảo (hiện đang công tác tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội)

ThS. Phạm Thị Thi (hiện là nhân viên phòng thí nghiệm bộ môn Công nghệ sinh học)

TS. GVC. Lê Chí Toàn (hiện là Phó Trưởng khoa, bộ môn Công nghệ sinh học).

5. Các viên chức và người lao động đương nhiệm của bộ môn

Hiện tại, bộ môn có 06 thành viên gồm 05 giảng viên và 01 kỹ thuật viên, trong đó có 01 Phó Giáo sư – Tiến sĩ; 03 Tiến sĩ – Giảng viên chính; 01 Thạc sĩ – Giảng viên và 01 Cử nhân – Kỹ thuật viên. Ngoài ra, bộ môn còn có 01 Phó Giáo sư – Tiến sĩ thuộc đơn vị khác trong trường có sinh hoạt chuyên môn tại bộ môn.

TT

Họ và tên

Nhiệm vụ, kiêm nhiệm

1

TS. Trần Thị Phương Liên

Trưởng bộ môn, Giảng viên chính

2

PGS. TS. Nguyễn Văn Đính

Giảng viên cao cấp

3

TS. Hà Minh Tâm

Giảng viên chính

4

TS. Đỗ Thị Lan Hương

Giảng viên chính

5

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

Giảng viên

6

CN. Nguyễn Ngọc Mai

Kỹ thuật viên

7

PGS. TS. La Việt Hồng

Viện trưởng Viện NCKH&ƯD, Giảng viên cao cấp

6. Các hướng nghiên cứu khoa học

Cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng là một trong những thế mạnh của bộ môn Thực vật học. Bộ môn đã xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu, đứng đầu nhóm nghiên cứu là thầy cô trong bộ môn với trọng tâm theo các hướng nghiên cứu mũi nhọn như:

- Đánh giá khả năng chống chịu stress của cây trồng bằng phương pháp in silico và thực nghiệm (phân tử, sinh lý, sinh hoá).

- Nghiên cứu đa dạng sinh học (đa dạng gen, đa dạng hình thái - giải phẫu, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái) và bảo tồn.

- Nghiên cứu hệ thống tiến hoá, định danh, phát sinh chủng loại ở thực vật bằng sinh học phân tử.

- Nghiên cứu ứng dụng hóa sinh học, nghiên cứu tách chiết các dược chất phục vụ đời sống.

- Nghiên cứu khoa học giáo dục (STEM, các phương pháp dạy học các môn học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực).

Với đội ngũ các nhà khoa học say mê, tâm huyết và dồi dào năng lực trong NCKH và tổ chức NCKH, các thành viên trong bộ môn là chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, đề tài ưu tiên cấp Cơ sở; tham gia các Hội nghị/Hội thảo khoa học trong và ngoài nước; hướng dẫn sinh viên và học viên cao học NCKH, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp,.... Cho tới nay, bộ môn đã công bố nhiều công trình được đăng trên tạp chí quốc tế và trong nước có uy tín, hướng dẫn sinh viên NCKH đạt giải cao trong những cuộc thi: “Tài năng Khoa học trẻ Việt Nam” (trước đây gọi là giải thưởng SVNCKH) và giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC. Một số giảng viên đạt giải cao liên tiếp trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều tài liệu, giáo trình viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã được xuất bản.

8. Một số tài liệu và giáo trình tiêu biểu của Bộ môn:





Bài viết khác

0978669773