1. Trưởng bộ môn:
TS. GVC. Phan Thị Thu Hiền
2. Lịch sử hình thành, và phát triển:
Bộ môn Di truyền tiền thân là Bộ môn Di truyền – Phương pháp giảng dạy trong các năm từ 1984 – 2006.
Do sự phát triển của Khoa, năm học 2006 – 2007, Bộ môn Di truyền được thành lập với nhiệm vụ giảng dạy các học phần: Di truyền học, Tiến hoá, Cơ sở di truyền và chọn giống, Công nghệ sinh học, Sinh học phân tử và các chuyên đề tự chọn... Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, Bộ môn đã và đang triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: Nhà nước, Nafosted, Bộ và cấp cơ sở.
3. Trưởng bộ môn qua các thời kỳ
TS. Đào Xuân Tân, trưởng Bộ môn thời kỳ 2000 – 2005
TS. GVC. Nguyễn Như Toản, trưởng Bộ môn thời kỳ 2006 – 2016.
TS. GVC. Trần Thị Phương Liên, trưởng Bộ môn thời kỳ 2018 – 2022
TS.GVC. Phan Thị Thu Hiền, trưởng Bộ môn nhiệm kỳ 2022 – 2025
4. Các cán bộ của bộ môn đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác
TS. GVC. Đào Xuân Tân: đã nghỉ hưu
TS. GVC. Nguyễn Như Toản: chuyển công tác đến trường ĐH Thủ Đô.
Ths. GVC. Nguyễn Văn Lại: đã nghỉ hưu
Ths. GVC. Nguyễn Thị Minh Tâm: đã nghỉ hưu
Cô Nguyễn Thị Phi Nga: đã nghỉ hưu
GVC. Trân Thị Phương Liên: chuyển sang BM Thực vật
Ths. Nguyễn Thị Kim Ngoan: Chuyển công tác đến THCS Vạn Thắng Ba Vì Hà Nội
5. Các cán bộ đương nhiệm của bộ môn
TS. GVC. Phan Thị Thu Hiền
ThS. GVC. Phạm Phương Thu
TS. GVC. Lê Chí Toàn
Ths. NCS. Khuất Văn Quyết
Ths. NCS. Phan Thị Hiền
Ths. Phạm Thị Thi
6. Chức năng nhiệm vụ trong giảng dạy và NCKH
Bộ môn được BCN Khoa phân công giảng dạy các môn học: Di truyền học đại cương, Tiến hóa, Sinh học phân tử, Công nghệ sinh học, Hóa sinh học, Khoa học tự nhiên 3, Di truyền học người và ứng dụng, Di truyền học quần thể và ứng dụng, Tế bào học, Tiếng Anh chuyên ngành…
7. Các hướng nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu ứng dụng Di truyền học, Công nghệ sinh học vào chuyển gen, nuôi cấy mô, lưu giữ hệ gen
- Nghiên cứu, xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các dịch chiết thực vật.
- Nghiên cứu bảo tồn, khai thác, phát triển một số nguồn lan gen bản địa quý hiếm (Lan bọ cạp (Arachnisannamensis Rolfe. J.J. Smith), Lan thái bình (Dendrobium moschatum Buch. - Ham. Sw.) ;Lan hài xoắn (Paphiopedilum dianthum T.Tang & F.T.Wang); địa lan Bạch Ngọc Đuôi Công, kiếm Bạch Ngọc, Kiếm Phan Trí) với mục tiêu sản xuất số lượng lớn cây giống cung cấp cho nhu cầu chơi lan của người dân trên cả nước.
- Nghiên cứu hệ thống tiến hoá, định danh, phát sinh chủng loại ở thực vật bằng sinh học phân tử.
- Nghiên cứu khoa học giáo dục (STEM, các phương pháp dạy học các môn học phổ thông áp dụng các phương pháp dạy học tích cực).
8. Các giải thưởng tập thể và cá nhân của bộ môn đã đạt được
TS. GVC. Phan Thị Thu Hiền:
- Đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Cơ sở năm học 2015 – 2016.
- Giấy khen của Hiệu trưởng năm học 2018 – 2019.
Ths. GVC. Phạm Phương Thu
Giải nhì hội nghị khoa học Thanh niên, Bộ NN&PTNT lần thứ 5 năm 2018
TS. GVC. Lê Chí Toàn:
- Nhận học bổng toàn phần của Viện Hàn lâm Khoa học thế giới cho chương trình đào tại Tiến sĩ năm 2013.
- Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2021.
- Chiến sỹ thi đua cấp Cơ sở năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022.
- Giấy khen của Hiệu trưởng năm học 2019 – 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022.
- Bằng khen của TW Đoàn TNCSHCM năm 2021.
- Bằng Khen Bộ trưởng Bộ GD&ĐT năm 2022.
Ths. Khuất Văn Quyết:
- Nhận học bổng toàn phần diện Hiệp định giữa chính phủ Liên Bang Nga và Việt Nam cho chương trình đào tạo tiến sĩ năm 2018.
9. Một số hình ảnh tiêu biểu của bộ môn
Hình 1. Giảng viên trong bộ môn tham gia Hội nghị Khoa học Quốc gia năm 2020
Hình 2. Các giảng viên trong bộ môn tham gia Hội nghị Sinh học Toàn Quốc được tổ chức tại Trường ĐHSP Hà Nội 2
Hình 3. TS. Lê Chí Toàn tham dự Hội nghị Thực vật thế giới năm 2017
Hình 4. Học sinh THPT tham gia trải nghiệm tại PTN
Hình 5. Học sinh THPT học trải nghiệm tại PTN
Hình 6. NCS. Khuất Văn Quyết kiểm tra mẫu tại Phòng nuôi cấy mô, bộ môn Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Quốc gia Liên Bang Nga
09/04/2024
11/10/2022
07/03/2022
14/05/2021